“Kaizen” - cải tiến nhỏ thành công lớn
Bài học từ “Kaizen” “Kaizen” là một thuật ngữ quản lý của người Nhật được ghép từ “Kai” nghĩa là thay đổi, “Zen” nghĩa là tốt hơn.
Phương pháp Kaizen được biết đến như là chìa khóa thành công của nhiều ngành công nghiệp Nhật Bản từ ngành công nghiệp xe hơi đến ngành công nghiệp game, đồng thời tạo nên một nét văn hóa đặt trưng của các doanh nghiệp Nhật. “Kaizen” được biết đến rộng rãi kể từ khi các doanh nghiệp Nhật Bản thâm nhập thị trường, xây dựng và phát triển nhà máy trong đó điển hình là sự khẳng định vị thế của Toyota ở Bắc Mỹ.
Toyota có một khởi đầu khá khiêm tốn, từ một nhà sản xuất máy móc cho ngành dệt ở Koromo đã trở thành một tập đoàn ô tô nổi tiếng toàn cầu. Đầu những năm 1950, Toyota thâm nhập thị trường Bắc Mỹ nhưng đến những năm 1980 những đối thủ nội địa của Toyota như Ford, Gernal Motor vẫn chiếm phần lớn thị trường ô tô Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, đến năm 2007, Toyota đã chiếm lĩnh thị trường ô tô Bắc Mỹ.
Thị phần của Toyota tăng dần 3% năm 1980, đến 8% năm 1990, đến 9% năm 2000, con số này tăng gấp đôi vào năm 2006 lên đến 13%.
Trong khi đó, thị phần của Gernal Motor giảm 26%.
Tháng 3.2007, lợi nhuận của Toyota là 13.7 tỷ USD, trong khi hai đối thủ lớn của Toyota Ford và Gernal Motors thì giảm 1.97 tỷ USD.
Trong bài nghiên cứu Lessons form Toyota ‘s long drive, Thomas A. Stewart và Anand P. Raman - Tổng biên tập Harvard bussiness Review đã khẳng định sự thành công của Toyota là nhờ ứng dụng phương pháp quản lý Kaizen.
Cốt lõi của tinh thần Kaizen Trong hoạt động sản xuất, Kaizen thường bị nhầm lẫn với đổi mới vì cả hai đều hướng đến mục đích tối ưu hóa QCDPSMEL (Quality, Cost, Delivery, Productive, Safety, Moral, Eviroment, Legal).
Đổi mới là những thay đổi mang tính đột phá, thay phương pháp vận hành cũ bằng một phương pháp vận hành mới, sẵn sàng bỏ chi phí để áp dụng công nghệ mới.
Trong khi đó, Kaizen hướng đến những cải tiến nhỏ về con người, máy móc, vật liệu, phương pháp (4M - Man, Machine, Material, Method).
Khái niệm Kaizen là mấu chốt để hiểu được sự khác biệt về quan điểm quản lý giữa các nhà Doanh nghiệp Nhật và Phương Tây.
Trong khi các nhà quản lý phương Tây chuộng đổi mới thì các nhà quản lý Nhật là kiên trì với phương pháp Kaizen.
Có thể phân tích sự khác biệt của Kaizen và đổi mới theo bảng sau:
Các tiêu chí so sánh Kaizen Đổi mới Người đề xuất Toàn thể nhân viên Cấp lãnh đạo Tính hiệu quả Dài hạn không gây ấn tượng Ngắn hạn gây ấn tượng ngay Nhịp độ Các bước nhỏ Các bước lớn Tốc độ tiến hành Nhanh chóng triển khai Áp dụng chậm Khung thời gian Liên tục và gia tăng Theo các quãng rộng Thay đổi Dần dần và nhất quán Đột ngột và dễ thay đổi Cách tiếp cận Nỗ lực tập thể Ý tưởng và nỗ lực cá nhân Liên quan Tất cả mọi người Một vài người được lựa chọn Cách thức tiến hành Duy trì, cải tiến Đột phá Yêu cầu thực tế Đầu tư ít nhưng phải nỗ lực để duy trì Đầu tư lớn nhưng không phải nỗ lực để duy trì Bí quyết Bí quyết truyền thống Đột phá kỹ thuật Định hướng Con người Công nghệ Đánh giá Quá trình nỗ lực Lợi nhuận Thông qua bảng so sánh có thể thấy, những thay đổi từ phương pháp Kaizen là sự tích lũy dần đều, chặt chẽ, mang tính lâu dài, thực hiện liên tục và đi theo chiều từ dưới lên (từ nhân viên → quản lý cấp trung → quản lý cấp cao).
Đồng thời, nếu có sự kết hợp giữa đổi mới và Kaizen sẽ đem lại chất lượng công việc vượt trội.
Kaizen đem lại lợi ích cho ai?
Đổi mới và Kaizen đều dẫn đến kết quả tối ưu hóa QCDPSMEL và đem lại sự phát triển.
Nhưng sức mạnh của Kaizen nằm ở sự phối hợp tập thể, tinh thần đoàn kết, sự gắn bó giữa cấp trên và cấp dưới thông qua việc đề cao vai trò của cấp dưới.
Nếu như đổi mới bắt nguồn từ cấp lãnh đạo thì Kaizen có gốc rễ từ mỗi nhân viên. Phương thức triển khai từ dưới lên thúc đẩy, tạo động lực cải tiến chất lượng làm việc cho mỗi nhân viên.
Xét ở góc độ công ty, Kaizen xuất phát từ nhu cầu tối ưu hóa QCDSMEL để đem lại sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty.
Còn đối với mỗi cá nhân, hành động Kaizen xuất phát từ nhu cầu nội tại. Nếu nhân viên muốn kết quả công việc được cấp trên công nhận thì chính họ phải cải thiện chất lượng công việc để góp phần đem lại sự phát triển chung của công ty.
Kaizen không chỉ thúc đẩy sự phát triển của cá nhân mà còn đem lại sự phát triển của tập thể vì thế thu hút sự tham gia của tất cả mọi người. Nhu cầu Kaizen có ở bất cứ khâu nào của một qui trình làm việc.
Do đó, một nhà quản lý chuyên nghiệp cần nuôi dưỡng tinh thần Kaizen liên tục, thúc đẩy, giúp đỡ cấp dưới xây dựng và duy trì tinh thần Kaizen tạo thành nếp văn hóa của công ty.
Tài liệu tham khảo Lessons form Toyota ‘s long drive- Harvard bussiness Review - Thomas A. Stewart and Anand P. Raman
Nguồn tin từ: http://www.esuhai.com/news/3DE62/Kaizen-cai-tien-nho-thanh-cong-lon.html